Nhiệt độ màu và 4 TUYỆT CHIÊU làm chủ cảm xúc trong nhiếp ảnh!

929

Nhiệt độ màu được xem là một trong những ‘từ khoá’ còn khá lạ lẫm đối với nhiều người khi tiếp xúc với nhiếp ảnh.

Tuy nhiên, việc hiểu nhiệt độ màu lại được xem là một trong những phần quan trọng trong việc trở thành một nhiếp ảnh gia thực thụ.

Đối với những người chơi ảnh nghiệp dư, đa phần máy ảnh của bạn đều đã được thiết lập tự động cân bằng trắng cũng và cho được một kết quả khả quan.

nhiệt độ màu, cân bằng trắng
Nhiệt độ màu trong nhiếp ảnh chính là độ K.

Nhưng trong một vài tình huống phức tạp hơn, hoặc đối với các hoàn cảnh thiếu sáng, cần có sự hiểu biết về ảnh hưởng của nhiệt độ màu để đem đến một kết quả tốt hơn nữa.

Tóm tắt nội dung

Nhiệt độ màu hay độ K trong nhiếp ảnh là gì?

Đa phần chúng ta đều cảm thấy khá quen thuộc với ISO.

Nếu như ISO là thông số để đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh, tốc độ màn trập là thời gian mở cho ánh sáng đi vào cảm biến thì độ K – nhiệt độ màu Kelvin lại là một cách biểu hiện màu của những chùm sáng có thể nhìn thấy được.

nhiệt độ màu, thang nhiệt độ màu
Thang nhiệt độ màu mà bạn nên biết.

Nói cách khác, nhiệt độ màu diễn tả màu của các nguồn sáng so với màu của vật đen tuyệt đối được nung nóng từ 2000K đến 10000K.

Xung quanh chúng ta, ánh sáng được phát ra từ nhiều nguồn khác nhau như: mặt trời, đèn…

Nhưng dù phát ra từ đâu thì mỗi nguồn sáng đều có một cường độ ánh sáng khác nhau, do đó người ta sẽ phân ra nhiều thang đo nhiệt độ màu với đơn vị đo chính là độ K.

Hiểu nôm na hơn, nhiệt độ màu là tất cả mức độ ‘ấm’ hoặc ‘mát’ của màu sắc trong bức ảnh của bạn.

Từ màu cam ấm đến xanh lạnh, nhiệt độ màu có thể có tác động lớn đến tâm trạng chung của hình ảnh của bạn.

>>Đọc thêm: 41 từ khoá về nhiếp ảnh bạn nên biết P2

Nhiệt độ màu – độ K đóng vai trò gì trong nhiếp ảnh?

Cường độ ánh sáng trong nhiếp ảnh được ‘đo đếm’ bằng nhiệt độ màu K, nhiệt độ K càng cao thì ánh sáng phát ra có cường độ càng cao và ánh sáng thường có màu xanh (gam màu lạnh trong nhiếp ảnh).

Ngược lại, khi ánh sáng yếu thì nhiệt độ K càng thấp, chúng thường có màu đỏ (trong nhiếp ảnh gọi là màu nóng).

ô tô, màu đỏ
Nhiệt độ màu đóng vai trò điều khiển cảm xúc trong bức ảnh của bạn.

Cường độ ánh sáng cho ta biết được nhiệt độ màu thực của nguồn sáng đến từ vật thể.

Điều này giúp bạn hiểu được trường hợp ánh sáng bị nhuốm màu vàng/cam chính là ánh sáng nhận được từ nơi có nguồn sáng yếu hay chính là chế độ Vonfram, Tungsten trên máy ảnh.

Khi vật đủ sáng và không bị nhiễu thì trường hợp vật nhận được nguồn sáng mạnh. Điều này bạn dễ dàng bắt gặp chúng khi trời nắng gắt…

Nhiệt độ màu K được ứng dụng nhiều trong việc cân bằng ánh sáng của bức ảnh, độ cân bằng trắng của một bức ảnh tương ứng với độ K trong dải thang đo nhiệt độ màu.

Ví dụ: 1000K – Ánh nến, đèn dầu, 2000K – Rạng đông (sớm hơn Bình minh), đèn Wolfram 8000K Trời nhiều mây…

Ngoài ra, những người tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về màu sắc cũng có thể gợi nên nhiều cảm giác khác nhau từ người xem.

Đó có thể là sự phấn khích, hạnh phúc, bình yên hay buồn bã…

Trong bài viết nhỏ này, Bloganh.net sẽ giúp bạn khám phá 4 TUYỆT CHIÊU sử dụng nhiệt độ màu giúp biến hoá tâm trạng khác nhau trong bức ảnh trên điện thoại Iphone của bạn một cách đơn giản nhất.

Tuyệt chiêu 7 cách chụp ảnh trước gương đẹp từ Fashionista nổi tiếng

Nhiệt độ màu ảnh hưởng đến tâm trạng như thế nào?

Bản chất trong tiềm thức của con người luôn có những phản ứng theo nhiều cách khác nhau với các gam màu sắc. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng điều này để làm lợi thế cho việc chụp ảnh trên điện thoại của mình.

màu lạnh, sỏi
Một bức ảnh tone màu lạnh gợi sự cô đơn, bình yên.

Bằng việc lựa chọn ra các đối tượng có một màu nhất định, trong một môi trường nhất định hoặc điều chỉnh nhiệt độ màu trong quá trình xử lý hậu kỳ, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng truyền tải các tâm trạng khác nhau thông qua bức ảnh của mình.

trái bóng, màu cam
Trong khi gam màu ấm cho thấy sự hạnh phúc, ấm cúng.

Hay nói một cách khác, bạn hoàn toàn có thể tác động đến cảm giác của người xem và giúp họ cảm nhận được điều gì đó sau khi xem bức ảnh của bạn.

Dù có nhiều màu sắc khác nhau giúp bạn có thể tuỳ chọn, nhưng trong bài viết nhỏ này, chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào hai cực của quang phổ trong bảng nhiệt độ màu.

Tương ứng với mức độ ‘ấm’ hoặc ‘mát’ của màu sắc trong quang phổ màu chính là màu xanh lam nhạt và màu đỏ ấm, cam vàng.

Đặc điểm gam màu lạnh

hình ảnh, bức tường, tone xanh
Gam màu lạnh thường gợi cảm giác buồn, cô đơn.

Màu lạnh thường có xu hướng gợi lên cảm giác bình lặng, yên bình, u uất, cô đơn…Đây cũng là một cách để bạn có thể tăng cường các cảnh lạnh lẽo trong bức ảnh.

Đặc điểm gam màu ấm

màu ấm, bức tường
Trong khi đó gam màu ấm thường gợi sự tươi vui, hạnh phúc.

Màu sắc ấm áp thường có tính mời gọi, kích thích người xem hơn bởi chúng tạo ra tâm trạng vui vẻ, phấn khởi, lạc quan và nâng cao cảm giác ấm áp cho một khung cảnh.

Do đó, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn áp dụng 4 TUYỆT CHIÊU dưới đây để đem lại hiệu quả cao nhất cho bức ảnh của mình.

App chỉnh ảnh Analog Film và công thức Analog giúp bức ảnh của bạn chất lừ!

Nhiệt độ màu và 4 TUYỆT CHIÊU làm chủ cảm xúc trong bức ảnh

Chụp các đối tượng có màu mát hoặc ấm

Một trong những kỹ thuật đơn giản chính là sử dụng màu sắc của đối tượng để truyền tải một tâm trạng cụ thể.

Bạn hãy theo dõi hai hình ảnh dưới đây và nghĩ xem chúng đã cho bạn cảm giác như thế nào khi tiếp cận với chúng?

hoa, bức tường đỏ
Hình ảnh bông hoa với gam màu rực rỡ.

 

sỏi đá, tone xanh
Hình ảnh sỏi với gam màu lạnh.

Đa phần mọi người, những bông hoa rực rỡ trên nền tường cam đậm sẽ gợi nên cảm giác hạnh phúc, rạo rực, nhiệt huyết.

Trong khi đó, tông màu xanh lam mát mẻ của đá cuội lại có xu hướng tạo ra một tâm trạng yên bình và tĩnh lặng hơn.

Thậm chí, chúng còn gợi nên cảm giác u uất và cô đơn.

Phần lớn những gam màu lạnh khiến bạn liên tưởng đến một ngày đông lạnh giá, cô đơn.

Mặc dù mỗi người sẽ diễn giải hình ảnh theo một cách khác nhau nhưng nhìn chung, các chủ thể màu ấm sẽ gợi lên cảm giác khác với các chủ thể màu lạnh.

Hoặc bạn theo dõi ví dụ khác với hình ảnh hai bức tường khác nhau.

bức tường, màu đỏ, vàng
Bức tường với gam màu nóng.

 

bức tường, chữ, xi măng
Và một bức tường với gam màu lạnh.

Nhiệt độ màu và cách làm chủ: Chụp trong ánh sáng màu ấm hoặc mát

Ngoài cách sử dụng màu sắc của đối tượng để gợi lên những cảm giác nhất định, bạn cũng có thẻ nghĩ đến màu sắc của ánh sáng mà bạn đang chụp.

trời mưa, nhiệt độ
Hình ảnh chụp khi bầu trời ở nhiệt độ mát.

Nhiệt độ màu sắc của ánh sáng trong ngày sẽ thay đổi theo thời gian và việc của bạn chính là tận dụng chúng để tạo ra những dòng cảm xúc chủ đề hay tâm trạng nhất định trong bức ảnh của bạn.

Khi mặt trời ở phía trên đường chân trời, vào sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ màu của ánh sáng sẽ rất mát mẻ. Chính vì thế chụp vào thời điểm này trong ngày sẽ tạo nên màu xanh cho bức ảnh của bạn.

đường phố, hoàng hôn
Một bức ảnh được chụp thời điểm ánh sáng ấm.

Khi mặt trời ở phía trên đường chân trời, ngay sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn, nhiệt độ màu sẽ rất ấm, điều này sẽ giúp bức ảnh của bạn mang đậm tone màu cam ấm cúng.

Việc lựa chọn sẽ tuỳ thuộc vào bạn: Khi muốn tăng thêm tâm trạng yên bình hoặc u sầu thì sử dụng màu xanh dịu mát và muốn mang lại cảm giác hạnh phúc và lạc quan thì sử dụng ánh sáng ấm áp.

Chụp các màu ấm và lạnh trong cùng một hình ảnh

Điều này khá lạ lẫm nhưng thực ra là một sự sáng tạo thú vị trong nhiếp ảnh.

Đây là một trong những cách khác nhau áp dụng nhiệt độ màu thú vị để tạo ra bức ảnh sống động và hấp dẫn: Kết hợp hai gam màu ấm và lạnh trong cùng một bức ảnh.

bầu trời, nhà
Kết hợp hai màu ấm và lạnh trong cùng một bức ảnh.

Nếu như bạn đã từng tìm hiểu qua về bánh xe màu sắc thì sẽ dễ dàng nhìn thấy màu xanh lam và màu vàng tươi là sự tương phản tuyệt vời.

bầu trời, nhà màu đỏ
Những hình ảnh này tạo nên sự tương phản hết sức tuyệt vời.

Màu sắc tương phản sẽ tạo nên hiệu ứng bắt mắt, tạo cảm giác căng thẳng và tràn đầy năng lượng. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng để tạo nên một bố cục ảnh sống động nhất.

cánh đồng, dòng sông, bầu trời
Lựa chọn các chủ thể sẵn có ngoài thiên nhiên.

Một trong những cách dễ nhất để chụp những màu sắc tương phản này là tìm một chủ thể có màu ấm như một toà nhà màu vàng hoặc màu cam trong tự nhiên vào mùa tu, sau đó đưa bầu trời xanh hoặc nước vào trong bố cục ảnh. Đây được xem là một trong những kỹ thuật đơn giản nhưng cho phép bạn tạo ra những hình ảnh tuyệt vời từ nhiều vị trí khác nhau.

bầu trời, toà nhà
Khung cảnh tương phản tạo nên cảm giác lôi cuốn.

Làm chủ nhiệt độ màu bằng cách làm ấm hoặc nguội màu sau khi chỉnh sửa

Hiện nay có vô vàn app chỉnh ảnh đẹp cũng như ứng dụng cách chỉnh ảnh đẹp cho phép bạn dễ dàng thay đổi nhiệt độ màu trong bức ảnh của mình.

Ví dụ: Ứng dụng chỉnh ảnh Snapseed có tuỳ chọn Warmth trong công cụ Chỉnh hình ảnh và ứng dụng ảnh gốc có thanh trượt trong tuỳ chọn có chỉnh sửa màu.

cánh đồng, thành phố
Công cụ chỉnh sửa ảnh Snapseed có thể giúp bạn điều chỉnh nhiệt độ màu cho bức ảnh.

Ngoài ra, các ứng dụng khác nhau cũng cung cấp cho các công cụ này nhiều tên gọi khác nhau như Warmth, Temperature, Cast, White Balance…nhưng chúng đều đảm nhận các chức năng giống nhau.

Các ứng dụng chỉnh sửa này cho phép bạn làm nóng màu sắc trong ảnh của mình bằng việc thêm sắc thái vàng hoặc cam. Đồng thời cũng có thể làm dịu màu sắc trong bức ảnh của bạn bằng cách thêm sắc thái màu xanh lam.

sỏi, đá
Sự khác nhau thấy rõ với gam màu nóng lạnh khi được đặt cạnh nhau.

Việc của bạn chính là sử dụng các công cụ này nhằm nâng cao màu sắc ảnh gốc trong bức ảnh để thay đổi tâm trạng của bức ảnh gốc.

Ví dụ khi chụp hình ảnh trong nhưng khung giờ vàng của bình minh và hoàng hôn, bạn đa phần thường thất vọng vì màu sắc không chân thực như ngoài đời.

bầu trời, toà nhà
Hình ảnh được chụp vào khung giờ vàng bình minh khiến nhiều người thất vọng vì màu sắc không được như ngoài đời.

Đừng lo lắng vì bạn có thể hoàn toàn điều chỉnh nhiệ độ màu về phía cuối của thanh trượt trong thang đo trong quá trình xử lý hậu kỳ để tăng nhiệt độ màu ấm cho bức ảnh.

bầu trời, hoàng hôn, toà nhà
Bầu trời và hình ảnh trở nên rực rỡ hơn sau chỉnh sửa.

Ngoài việc sử dụng nhiệt độ màu để giúp tăng cường màu sắc tự nhiên của ánh sáng, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng nhiệt độ màu để thay đổi hoàn toàn tâm trạng trong bức ảnh của mình.

Một ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra điều đó:

máy kéo, cánh đồng
Hình ảnh một chiếc máy kéo trong không gian màu sắc ảm đạm.

Một bức ảnh khá bình thường diễn tả một chiếc máy kéo trên cánh đồng với nhiệt độ màu trung tính, không có điểm gì nổi bật.

Tuy nhiên sau khi chỉnh sửa, nhiệt độ màu của bức ảnh đã được làm ấm lên, một tia sáng mặt trời cũng được thêm vào bằng ứng dụng LensLight.

máy kéo, cánh đồng, tone màu ấm
Và hình ảnh sau khi đã được chỉnh sửa, trở nên có sức sống hơn rất nhiều!

Những thay đổi này ngay lập tức đã thay đổi hoàn toàn tâm trạng của bức ảnh khi đem đến cho nó một sức sống hoàn toàn mới.

Màu sắc ấm áp gợi lên cảm giác của một ngày hè với nhiều năng lượng hơn và gợi ra tâm trạng vui vẻ hơn so với bức ảnh gốc.

Nhưng không phải lúc nào bạn cũng muốn tạo ra những bức ảnh ấm áp và hạnh phúc bởi đôi khi bạn muốn khơi lại tâm trạng yên tĩnh hoặc cô đơn đến người xem.

thác nước, núi rừng
Hình ảnh gốc có phần nhiều màu sắc.

Đối với những trường hợp như thế, bạn sẽ cần phải chỉnh sửa chúng với nhiệt độ màu lạnh để tạo cảm giác yên bình, lạnh lẽo.

thác nước, núi rừng, u ám
Và hình ảnh sau khi chỉnh sửa để đem đến tâm trạng cô đơn.

Với những kiến thức được Bloganh.net chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào hiểu được nhiệt độ màu khác nhau ảnh hưởng thế nào đến tâm trạng bức ảnh: Khi màu ấm gợi lên cảm xúc rất khác so với màu lạnh.

Bạn hoàn toàn có thể ‘làm chủ’ nhiệt độ màu để làm lợi thế trong việc chụp ảnh cũng như chỉnh ảnh của mình, tạo ra các tâm trạng khác nhau cho bức ảnh.

Một sự thay đổi đơn giản về nhiệt độ màu sẽ giúp thể hiện một cảm xúc hoặc tâm trạng cụ thể cho người xem của bạn.

Cũng đừng quên việc có thể sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh để điều chỉnh nhiệt độ màu trong bức ảnh của mình bằng việc nâng cao hoặc hạ thấp nhiệt độ màu sao cho phù hợp với tâm trạng của bức ảnh.

Một điều cuối cùng chắc chắn rằng sẽ không có sự lựa chọn đúng hay sai khi bạn lựa chọn nhiệt độ màu.

Bởi nó hoàn toàn dựa trên cảm xúc mà bạn muốn truyền tải đến bức ảnh của bạn đến với người xem nó.

Hy vọng rằng với những kiến thức cơ bản này, bạn có thể làm chủ được màu sắc cũng như căn chỉnh được nhiệt độ màu sắc của bức ảnh sao cho truyền tải được những thông điệp hay ho nhất đến người xem. Đừng quên theo dõi những thông tin về nhiếp ảnh thú vị và bổ ích trên Bloganh.net hàng ngày nhé!

5/5 - (1 bình chọn)