Cách chụp ảnh Startrails với vài thủ thuật đỉnh cao được các NAG chia sẻ (P1)

868

Chụp ảnh phơi sáng không gian Startrails, chụp hình sao chạy Startrails hay cách chỉnh ảnh Startrails nghệ thuật được các NAG chia sẻ với vài ‘bí thuật’ không phải ai cũng biết. Bloganh.net xin phép được tổng hợp và chia sẻ với các bạn một cách dễ hiểu nhất, đặt biệt đối với những bạn mới tiếp cận bộ môn nghệ thuật và kỹ thuật chụp có phần ‘cao siêu’ này!

Ảnh phơi sáng không gian Startrails, chụp ảnh sao chạy là gì?

Star Trails là gì?

Chụp ảnh Startrails được xem là một trong những kỹ thuật chụp ảnh, cách chụp ảnh đẹp không còn quá xa lạ đối với những dân nhiếp ảnh chuyên nghiệp.

meo-chup-hinh-startrails
 Một bức ảnh Startrails hay còn gọi là bức ảnh sao chaỵ tiêu biểu.

Startrails là khái niệm mô tả kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng không gian vào ban đêm với một khoảng thời gian lâu hoặc dạng ảnh chụp thành nhiều tầm rồi ghép lại.

Mục đích của kỹ thuật này nhằm lưu lại những vệt sao chạy trên bầu trời. Đây cũng là cách mà các NAG chuyên nghiệp thể hiện được sự chuyển động của trái đất khi nó tự quay quanh trục của nó.

Khoa học đã chỉ ra Trái Đất luôn tự quay quanh trục của nó nhưng không ít người lại nhầm tưởng rằng tất cả các ngôi sao sẽ di chuyển từ Đông sang Tây. Trên thực tế, nó sẽ có nhiều góc cũng như các cách di chuyển khác nhau và trong bài viết này, Bloganh.net sẽ giới thiệu với bạn đọc 2 góc tiêu biểu để dễ dàng chụp được Star Trails trên bầu trời.

2 góc phổ biến chụp Star Trails được các NAG chia sẻ

– Chụp ảnh Startrails ở hướng Bắc và hướng Nam: Với hướng chụp này bạn sẽ dễ dàng thấy được các vì sao trên bầu trời xoay theo hình tròn. Trong đó tâm sao là bắc cực hoặc sao nằm ở vị trí chính nam.

cach-chup-anh-startrails-don-gian
Bức ảnh Startrails được chụp theo hướng Bắc hoặc Nam sẽ cho ra các vệt sao chạy theo hình tròn. 

Tại Việt Nam, người chụp chỉ có thể thấy sao Bắc Cực, còn sao nam nằm ở hướng chính nam trên bầu trời tương tự như sao Bắc Cực sẽ khó có thể thấy được.

– Chụp ảnh Startrails theo xích đạo trời: Khi đặt máy chụp ở vùng này, bạn sẽ thấy được các sao dịch chuyển trên bầu trời theo 2 hướng vòng tròn khác nhau. Với hướng chụp này,bạn sẽ thu được bức ảnh khá thú vị.

    >>Có thể bạn quan tâm: Cách chụp ảnh Tilt-Shift cực đơn giản trên điện thoại không biết hơi phí!

Chụp Startrails khác gì với chụp Milky way

Có không ít các trang mạng xã hội hay báo chí khi nói về chụp ảnh sao chạy thường lấy ảnh chụp ngân hà milkyway để làm ví dụ minh hoa khiến không ít người bị nhầm lẫn.

anh-startrails-la-gi
Đây là môt bức ảnh Startrails phổ biến.

Trên thực tế chụp hình Star Trails (chụp hình sao chạy) và chụp ảnh Milkyway (chụp ảnh dải ngân hà), bằng một cách nào đó cũng có những nét tương đồng.

anh-startrails-khac-milkyway-the-nao
Còn đây là một bức ảnh chụp milkyway hay còn có tên gọi khác là chụp ảnh dải ngân hà. Cả hai bức ảnh đều sử dụng kỹ  thuật phơi sáng đêm.

Tuy nhiên, điểm khác biệt đáng chú nhất chính là khi chụp ảnh Stat Trails, chúng ta sẽ sử dụng ISO ở mức thấp hơn so với chụp Milky Way.

Cách chụp Startrails với vài thủ thuật đơn giản

2 cách chụp Startrail phổ biến

Đa phần các NAG đều chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của mình khi chụp ảnh Star Trails trên các diễn đàn và group về nhiếp ảnh. Sẽ không có bất kỳ chuẩn mực nào được áp dụng và sẽ thành công bởi một bức ảnh đẹp cả về màu sắc, bố cục và nội dung phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố.

Tuy nhiên, để có thể tiến bước lên một ‘cấp bậc’ cao hơn trong bộ môn nghệ thuật này, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức căn bản về nhiếp ảnh trong đó có kiến thức về ánh sáng, màu sắc, độ cảm nhận về ánh sáng, thời gian cũng như khoảnh khắc…

Bởi không phải vùng ánh sáng nào cũng giống nhau và thời điểm nào ánh sáng cũng giống nhau.

anh-startrails-dep
Có nhiều cách chụp ảnh Startrails khác nhau và mỗi cách sẽ có một ưu nhược điểm khác nhau.

Trên thực tế, có 2 cách phổ biến mà các NAG thường xuyên áp dụng để cho ra đời một bức ảnh Startrails mà chỉ cần đọc khái niệm bạn cũng đã có thể mường tượng ra.

1. Chụp Startrails chỉ với 1 tấm duy nhất

Cách thứ nhất: Chụp ảnh Startrails chỉ với một tấm ảnh duy nhất với một khoảng thời gian thường là từ 5 – 30 phút, thậm chí là hơn để thu được vệt sao như mong muốn.

Với cách này, khi sáng quá lâu ảnh sẽ dễ bị nhiễu hạt và đơn giản là có thể hết pin khi bạn đang chụp dở khiến bạn khó kiểm soát được.

2. Chụp ảnh Startrails với ‘n’ tấm ảnh

Cách thứ hai: Chụp ảnh Startrails với nhiều bức ảnh được ghép lại với nhau bằng cách chia nhỏ thời gian gian và tăng số lượng tấm ảnh. Với cách này, cần phải dùng kỹ thuật chồng ảnh (stacking) để có thể thu được vệt sao.

Với cách chụp ảnh Startrails này, bạn sẽ tốn kha khá thời gian cho khâu hậu kỳ.

Mỗi cách chụp đều sẽ có những điểm mạnh riêng của mình và bạn không cần phải lo lắng bởi nếu cùng sử dụng một thiết bị, một góc chụp thì sẽ cho ra 2 bức ảnh Startrails với vệt sao chạy dài như nhau.

   >> Xem thêm: Cách tạo dáng trước máy ảnh dành cho nam và nữ CỰC CHẤT!

Các yếu tố ảnh hưởng đến chụp Startrails

Một kinh nghiệm được các tay săn Startrails truyền tai nhau khi đi chụp ảnh sao chạy chính là yếu tố thời gian, thời tiết và cân bằng trắng tự động.

Thời gian chụp Startrails đẹp nhất

Thông thường qua tháng 12 chính là mùa săn Startrail và săn Milky way đẹp nhất đối với nhiếp ảnh gia.

Chính vì thế, để có được một bức ảnh chụp sao chạy hoàn hảo nhất, bạn đừng quên săm soi trên các nhóm thiên văn hoặc trong các hội nhóm chuyên chụp về Startrails, Milkyway để học hỏi kinh nghiệm.

Một trong những kinh nghiệm hay ho nhất chính là bạn không nên chụp giữa đêm cũng như kết thúc ở vài giờ sau đó.

cach-chup-anh-startrails-an-tuong
Các NAG rỉ tai nhau về kinh nghiệm chụp Startrails cũng như đưa ra khoảng thời gian đẹp nhất để chụp ảnh sao chạy. 

Thời điểm thích hợp nhất chính là chụp lúc mặt trời vừa lặn được khoảng từ 45 phút đến 1 tiếng, hoặc giữa đêm tầm 4-5 giờ sáng. Đây là thời điểm mặt trời lặn (mọc) sẽ khiến cho bầu trời có nền ửng màu khá đẹp, giúp cho phông của bức ảnh đẹp và ấn tượng hơn.

Thời gian chụp đẹp từ 1-2h đêm và kéo dài đến 5h khi bạn đã xác định được ráng trời trên màn hình. Đìều này đòi hỏi bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình vài cục pin dự phòng để có thể thay.

Về thời tiết khi chụp Startrails

Khi nhiệt độ càng cao, thời gian phơi sáng càng lâu đồng nghĩa với sự nhiễu hạt sẽ gia tăng nhanh chóng.

Thời tiết ấm buộc bạn sẽ phải chụp ảnh phơi sáng trong khoảng thời gian ít hơn. Vào trường hợp này, bạn có thể chỉnh máy ảnh theo chức năng Bulb và sử dụng Remote để chỉnh thời gian cũng như số lần chụp, tránh hình ảnh bị rung, nhoè.

+ Khi phơi sáng lâu, bạn nên chỉnh Remote theo thời gian mà bạn muốn.

+ Nếu chụp nhiều tấm để ghép lại, bạn hoàn toàn có thể chỉnh remote để chụp một số khung hình trong khoảng thời gian nhất định (VD: 50 tấm mỗi tấm 3 phút), thời gian giữa mỗi tấm là 1s để tránh bị đứt đoạn ngắt quãng giữa các hình.

Về cân bằng trắng tự động khi chụp nhiều tấm ảnh: Bạn không nên sử dụng chức năng này nếu không muốn màu sắc giữa các bức ảnh bị thay đổi do máy tự cân bằng khi bầu trời thay đổi.

Chế độ này chỉ áp dụng khi bạn chụp một tấm phơi sáng duy nhất.

Xem xét trước địa điểm khi chụp Startrails

Đối với những tay amater mới vào nghề và đang tập tẹ lấn sân sang lĩnh vực này thự sự sẽ gặp khó khăn khi lần đầu thử sức.

Đôi mắt của bạn cần phải làm quen dần với bóng tối sau một khoảng thời gian để có thể dễ dàng kiểm tra trước ánh sáng cho bức ảnh cũng như canh bố cục, đường trân trời trong đêm tối.

Đừng quên phần mềm Starstax nếu muốn chụp Startrails

Phần mền Starstax sẽ giúp bạn xác định được hướng sao chạy một cách dễ dàng nhất trên điện thoại.

Tuy nhiên, một trong những điều đáng chú ý nhất chính là việc phần mềm này không hỗ trợ đọc file raw.

Những file được Starstax chấp nhận gồm .jpg; .png và .tif.

     BẠN CÓ THỂ TẢI ỨNG DỤNG STARSTAX TẠI ĐÂY HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ 

Mặc dù JPG cho dung lượng ảnh nhẹ hơn nhưng chất lượng kém hơn nhưng để lưu được định dạng PNG và TIF bận cần có dung lượng đĩa trống lớn.

Bạn có thể dùng Camera Raw để convert lại ảnh RAW sang định dạng được Starstax chấp nhận.

Cách chụp ảnh Startrails đừng quên các thiết bị cần thiết

Xong xuôi các yếu tố về bên ngoài, bạn cần chắc chắn các thiết bị mà mình chuẩn bị thực sự ngon nghẻ.

cach-chup-anh-startrails
Để chụp ảnh Startrails bạn thực sự cần chuẩn bị những thiết bị ‘ngon nghẻ’.

Để có thể chụp ảnh Startrails điều bạn cần có chính là một thiết bị chụp hẹn giờ (Intervalometer) hay còn gọi là time-lape.

Một chân máy vững chắc cũng là điều không thể thiếu được khi chụp ảnh Startrails.

Vài cục pin dự phòng nếu bạn chụp nhiều tấm trong thời gian dài.

Các bước chụp Startrails cực đơn giản khi thao tác trên máy ảnh

Trên body máy

Để chụp được Starstails bạn cần tắt các chức năng sau:

– Preview: OFF (thông thường là ON vì các bạn chụp xong để kiểm tra lại ảnh.

– Long Exposure Noise Reduction: OFF (mặc định là OFF).

– Chế độ chống rung trên lens hay trên máy (1 số body chống rung trên thân máy).

– Tắt chế độ AF và sử dụng MF

– Cân bằng đường chân trời: Chỉ một số máy mới có chức năng này và bạn khó có thể kiểm tra bằng mắt thường trong bóng đêm.

Định hình bức ảnh Startrails mà bạn muốn có

– Ảnh Startrails với hai nửa cung tròn: Chọn hướng chụp Đông Tây.

– Ảnh Startrails với hình sao chạy theo 1 cung tròn: Chọn hướng chính Bắc hoặc chính Nam.

Cách chụp ảnh Startrails đừng quên test các thông số

– Khẩu độ ống kính mở lớn nhất có thể.

– WB: 2800K-3200K (không quan trọng vì chụp RAW, nhưng nên chỉnh để đỡ đồng bộ khi hậu kỳ)

– Định dạng ảnh RAW

_ ISO: Set từ 3200 đến 6400

– Thời gian 30s

– Focus vào vô cực bằng cách vặn vòng focus của máy ảnh ở mức vô cực sau đó vặn ngược lại một chút.

Cách chụp ảnh Startrails với vài thao tác cơ bản

Đối với máy chưa có thiết bị Intervalometer

Đầu tiên bạn vào menu chức năng Interval shooting: chỉnh thời gian delay giữa 2 lần chụp là 1s, chọn 999 tấm (tùy theo máy, cứ set số lớn nhất).

Giảm ISO xuống mức tốt nhất của sensor (400~800).

Tùy vào mức giảm ISO mà điều chỉnh khẩu thích hợp: ví dụ TEST tốt ở f4, ISO 3200, 30s thì khi hạ ISO xuống 800 (2 stops) thì mở khẩu f2 (2 stops).

Bấm chụp.

Đối với thiết bị máy ảnh có Intervalometer

Bạn chuyển thời gian chụp sang BULB sau đó kết nối thiết bị với Intervalometer, xác định thời lượng chụp tối ưu cho mỗi bức ảnh.

anh-startrails-an-tuong
Một bức ảnh ấn tưọng của NAG Colin mà Bloganh.net mạn phép chia sẻ cùng bạn đọc.

Đối với chụp Startrails, trong và sau khi chụp bạn nên dùng vải mềm để lau ống kính tránh bị mờ vì sương.

Phơi sáng bao nhiêu là đẹp?

Nếu bạn áp dụng cách 2 (chụp nhiều tấm) thì bạn sẽ cần xử lý khá nhiều ảnh.

Ví dụ: 30 tấm x 4 min/ tấm= 120 min = 2 giờ chụp; thì nếu chụp 30s ta phải cần (120*60)/30= 240 tấm.

anh-thumb-startrails
Kỹ thuật phơi sáng cũng như nghệ thuật trong khuôn hình đã giúp NAG Colin tạo nên một ảnh vô cùng ấn tượng về trời đêm ở Mayflower Gulch.

Tuy nhiên ở tiêu cự rộng, 30s vẫn chưa ghi được vệt sao chạy mà chỉ là 1 điểm.

Chính vì thế, tuỳ thuộc vào sesor xử lý noise tốt mà bạn có thể chuyển về thời gian chụp là 60s, 120s….

(Còn nữa…)

Xem tiếp Cách chỉnh sửa, xử lý một bức ảnh Startrails ở P2 của bài viết trên Bloganh.net.

4.5/5 - (2 bình chọn)