Lý do chụp ảnh bị mờ, noise và những mẹo khắc phục ảnh bị mờ cực đơn giản

1001
meo-chua-anh-bi-noise

Một bức ảnh sắc nét, chất lượng là điều mà không ít người khi chụp ảnh đều mong muốn. Tuy nhiên, khá nhiều người chụp ảnh bị mờ, vậy lý do vì sao thì hãy cùng Bloganh.net tìm hiểu và tìm mẹo khắc phục ảnh bị mờ nhé.

1. Ảnh bị mờ do dùng chế độ AF không đúng đối tượng

af-va-mf
Chế độ AF và MF (lấy nét tự động và lấy nét bằng tay) trên máy ảnh kỹ thuật số.

AF là một trong những cách lấy nét của máy ảnh. Đối với các máy ảnh đời cao sẽ cho khả năng lấy nét tuỳ vào từng hoàn cảnh.

AF là viết tắt của cụm từ Auto Focus (tự động lấy nét).

Khi sử dụng chế độ AF trên máy ảnh, máy sẽ tự động điều chỉnh để lấy nét chính xác nhất đối tượng mà bạn định chụp. Các dòng máy ảnh kỹ thuật số hiện nay hầu hết đều có tính năng này.

Dùng AF đối với các đối tượng đang chuyển động như: đi bộ, đạp xe, chạy…và chụp liên tục.

    >>> Tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh qua 41 từ khoá, thuật ngữ về nhiếp ảnh và chỉnh sửa ảnh.

Khi dùng AF ở hoàn cảnh này, nên dùng AF với chế độ lấy nét tại 1 điểm và chọn điểm lấy nét tự động vào chủ thể mà bạn muốn.

Không nên dùng chế độ AF liên tục khi chụp vật tĩnh. Nên chọn góc, điểm lấy nét và khoá nét vào đối tượng, nếu không độ nét của bức ảnh sẽ bị ảnh hưởng.

2. Lựa chọn điểm cần lấy nét không đúng cách khiến bức ảnh bị nhoè

Mặc dù máy ảnh đã có chế động AF (tự động lấy nét) tuy nhiên, nếu bạn muốn lấy nét vào điểm mà bạn muốn nhấn mạnh, bạn hoàn toàn có thể di chuyển máy ảnh đến điểm đó.

Khi dùng máy ảnh, máy sẽ báo tiếng ‘tit’ hoặc điểm lấy nét chuyển sang màu đỏ ở AF là được.

Cách lấy nét trên máy ảnh cực đơn giản khi điều bạn cần làm là di chuyển điểm đã được AF khoá nét sẵn trên máy ảnh đến điểm chủ thể mà bạn muốn nhấn mạnh trong bức ảnh.

3. Ảnh bị noise do dùng chế độ MF đúng cách

lay-net-bang-tay
Ảnh bị noise khi dùng chế độ MF không đúng cách.

Không phải lúc nào chế độ AF cũng hoàn hảo trong việc lấy nét.

Việc không đủ độ tương phản hoặc ánh sáng có thể khiến máy không thể lấy nét được chủ thể ở chế độ AF.

Lúc này bạn hãy chuyển sang chế độ MF để chụp.

MF là viết tắt của từ Manual Focus (lấy nét thủ công, lấy nét bằng tay). Đây là cách lấy nét mà người chụp sẽ tự điều chỉnh tiêu cự bằng tay, tự vặn vòng lấy nét trên ống kính để lấy nét cho bức ảnh của mình.

4. Không kiểm tra chế độ MF trước khi chụp khiến ảnh bị mờ

kiem-tra-mf
Không kiểm tra chế độ MF trước khi chụp khiến bức ảnh dễ bị noise, nhoè.

So với chụp ảnh với chế độ AF, chụp ảnh với chế độ MF khó hơn và đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn.

Mặc dù chế độ MF khá tiện dụng nhưng đòi hỏi người cầm máy cần luyện tập và thuần thục được thao tác lấy nét.

Cách đơn giản nhất đối với những người mới chơi ảnh là sử dụng chế độ Live View của máy (show view ra màn hình lớn) hoặc bật Focus Peaking nếu trên máy ảnh của chúng ta có.

Với cách này bạn hoàn toàn có thể quan sát được các thao tác mà bạn lấy nét trên máy.

    >>>Xem ngay TIP 4 cách chụp ảnh HDR cực đơn giản cho điện thoại.

5. Khẩu độ quá nhỏ hoặc quá lớn khiến bức ảnh bị noise

khau-do-qua-nho-hoac-qua-lon
Khẩu độ quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ khiến bức ảnh dễ bị noise.

Thông thường với một bức ảnh chụp phong cảnh, các nhiếp ảnh gia thường dùng f/2,8 hoặc có thể cao hơn.

Điều này giúp hạn chế độ sâu của trường ảnh, do đó người chụp cần cẩn thận khi lấy nét vào chủ thể.

Đối với bức ảnh chân dung, bạn nên thiết lập AF. Ví dụ bạn dùng khẩu độ siêu nhỏ f/20 sẽ có độ sâu trường ảnh hơn, nhưng lúc này tốc độ màn trập chậm khiến ánh sáng lọt vào cảm biến ít, bức ảnh dễ bị tối, out nét hoặc bị mờ, đặc biệt đối với những chủ thể đang chuyển động.

6. Ảnh bị mờ do tốc độ màn trập để thấp

Đối với các dòng máy DSLR, bạn nên sử dụng chân máy (tripod). Điều này sẽ giúp các bức ảnh chụp bằng tốc độ màn trập thấp không bị nhoè và rõ nét hơn, tránh bị rung máy.

toc-do-man-trap
Tốc độ màn trập thấp sẽ khiến bức ảnh dễ bị mờ.

 

toc-do-man-trap-thap
Các thông số màn trập khác nhau sẽ cho ra những bức ảnh khác nhau.

Một trong những điều bạn cần đặc biệt lưu ý chính là cố gắng giữ tốc độ màn trập cao hơn độ dài tiêu cự của ống kính. Ví dụ như tốc độ màn trập 1/250 được dùng cho ống kính 200m.

7. Ảnh bị mờ do không tận dụng đúng khả năng của ống kính (lens)

Ống kính (lens) máy ảnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chát lượng của bức ảnh.

kha-nang-cua-ong-kinh
Khi không sử dụng đúng với chức năng của ống kính, bức ảnh của bạn sẽ không sắc nét và chất lượng như mong muốn.

Mỗi ống kính đều có những tính năng khác nhau và hiệu suất quang học khác nhau.

Giống như việc bạn không thể dùng ống fix chuyên chụp chân dung để mang chụp phong cảnh và mong muốn nó đạt được hiệu quả cao nhất.

   >>> Xem ngay Nên mua máy Fullframe hay máy Crop?

8. Không làm chủ được độ noise của bức ảnh 

Theo nguyên lý trong chụp ảnh, ISO cao thì nên chọn tốc độ màn trập cũng cao để hạn chế việc bức ảnh bị noise.

ly-do-anh-bi-noise
Cần làm chủ được các thông số kỹ thuật để có được bức ảnh chất lượng nhất.

Tuy nhiên, không nên đẩy ISO lên quá cao mà nên chỉnh các thông số về tốc độ, khẩu độ, màu sắc, chế độ chụp phù hợp.

Với điều kiện ánh sáng yếu, nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng ống kính ổn hơn với khẩu độ lớn hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của đèn flash.

9. Không tận dụng được các thiết bị chụp ảnh khác khiến ảnh bị mờ, bị nhoè

Thông thường đối với những người đam mê nhiếp ảnh, những công cụ hỗ trợ khác như tripod, kính lọc màu…đều được tận dụng một cách tối đa tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh. Đặc biệt đối với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, thường xuyên đi xa để săn mây, săn milkiway thì những công cụ hỗ trợ là thực sự cần thiết.

thiet-bi-ho-tro
Thiết bị hỗ trợ như chân máy, kính lọc, hood…đều có tác dụng nhất định khi chụp ảnh.

Bức ảnh bị mờ, bị noise, bị rung hay nhoè là do bạn chưa nắm chắc được nguyên lý của lấy nét cũng như tận dụng những công cụ hỗ trợ trong chụp ảnh một cách tốt nhất.

Trên đây là 9 lý do khiến bức ảnh của bạn bị mờ, noise mà đôi khi bạn không lý giải được cùng cách khắc phục đơn giản mà Bloganh.net gợi ý. Mong rằng với bài này bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích để có được bức ảnh sắc nét và ấn tượng nhất có thể.

5/5 - (4 bình chọn)