‘Giả trân’ là gì mà khiến giới trẻ phát cuồng trên MXH đến vậy?

330
gia-tran-la-gi-anh-thumb2

‘Giả trân’ vốn dĩ là một cụm từ được giới trẻ thời gian gần đây rất ưa chuộng và điều đặc biệt là chúng không hề có trong từ điển Tiếng Việt nhưng được dùng thông dụng và trở thành hottrend thời gian vừa qua trên các MXH như Facebook, Instagram…

   >>Xem ngay: ‘Đưa tay đây nào bạn ơi, mãi bên nhau bạn nhớ!’

Vậy ‘giả trân’ là gì và có nguồn gốc như thế nào mà lại khiến giới trẻ ‘phát cuồng’ như thế? Toàn bộ sẽ được Bloganh.net giải thích trong bài viết này nhé!

Giả trân là gì

Luận nghĩa hai từ ‘giả trân’ thì trong từ điển tiếng Việt không hề có ý nghĩa cụ thể.

Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hiểu được cụm từ này nếu cắt nghĩa từng từ một.

hinh-anh-gia-tran-hoat-hinh
Thuật ngữ giả trân vô cùng phổ biến trên MXH.

Giả có nghĩa là lừa dối và không thành thật. Trong khi đó từ ‘trân’ được hiểu theo 2 nghĩa: Một là trơ ra không hề biết xấu hổ vì hành động hay lời nói của mình. Hai là hàh động ngẩn ra, không có bất cứ cử động gì trước một sự vật hay sự việc nào đó.

Nhưng đa phần, chúng ta đều hiểu theo cách hiểu thứ nhất và cảm thấy nó hợp lý nhất chính là một tính từ dùng để chỉ một hành động mà nhìn vào, ai cũng nhận rõ sự giả dối và người thực hiện hành động đó dù bị phát hiện cũng không hề cảm thấy ngượng ngùng gì cả.

Cụm từ ‘giả trân’ cũng thường được các bạn trẻ sử dụng với câu ‘không hề giả trân’. Nhưng thực tế đây không phải là câu khen ngợi mà ý nghĩa của nó cũng mang hàm tương tự với ‘giả trân’.

Cụm từ ‘giả trân’ bắt nguồn từ đâu?

Sau khi cụm từ ‘giả trân’ thống lĩnh trên mọi trào lưu của cộng đồng mạng thì không ít người cảm thấy tò mò về nguồn gốc của nó.

Theo nhiều người ‘giả trân’ được xuất hiện bắt nguồn từ clip của một nữ CEO.

gia-tran-ha-bang-chu
Thuật ngữ ‘giả trân’ được khơi nguồn từ những đoạn video clip của Hà Bang Chủ.

Cụ thể tài khoản Tik Tok có tên là Hà Bang Chủ của nữ CEO này thường xuyên đăng tải những đoạn video với sự đầu tư vô cùng kỹ càng về kịch bản cũng như thời gian.

Dù vậy, dàn diễn viên trong đoạn clip thì không hề có kỹ năng diễn xuất, các biểu cảm đều bị phô và trơ khiến người xem dở khóc dở cười.

Đoạn video với tiêu đề ‘Sự hồ đồ của Khuyên’ được cho là khởi nguồn của trào lưu ‘giả trân’ này.

gia-tran-la-gi.
Một thái độ xin lỗi ‘giả trân’ ?

Những ai theo dõi đoạn clip này đều nhận ra những nét diễn thô kệch, kém sự mềm mại và chuyên nghiệp của nhân vật Khuyên khi bày tỏ thái độ hối hận bởi đã trách lầm anh chàng shipper vô tội dù anh đã ra tay giúp đỡ mẹ của mình.

Khoảnh khắc Khuyên tự vả vào mặt mình để cho lời xin lỗi trở nên chân thật hơn cũng chính là lúc mà dân tình không khỏi cười bò vì nét diễn ‘sượng sùng’ của cô.

‘Giả trân’ cũng được hiểu chính là khoảnh khắc mà các diễn viên chỉ vài giây trước quay ra tương tác với fan và vài giây sau đã phô ra một bộ mặt khác và bị các ống kính ghi lại.

gia-tran-guong-mat
Và một gương mặt xin lỗi không thể ‘giả trân’ hơn.

Nếu nói về nghiệp diễn viên thì từ ‘giả trân’ được áp dụng đối với những trường hợp không hề có thực lực hay một số người tự viết kịch bản, tự quay và đăng tải lên MXH.

Diễn viên giỏi thì ‘diễn mà như không diễn’ còn đối với những người diễn tệ thì ‘không hề giả trân’ là vậy.

Trào lưu này cũng nhanh chóng được dân tình áp dụng trên MXH bằng việc dùng từ ‘giả trân’ để mô tả những người sodeep nhưng bất thành hoặc có gương mặt sượng sùng không thể diễn nhập vai được.

‘Giả trân’ hay được sử dụng phổ biến ở những câu nào?

1. Diễn giả trân như thế mà cũng coi được sao?

2. Cười xỉu với những màn hoá trang giả trân trong phim Trung Quốc.

3. Nhìn gương mặt ‘không hề giả trân’ chút nào nha.

4. Một bức ảnh với đầy sự giả trân.

5. Tôi nhìn thấy có đầy sự giả trân ở đây thì phải!

Trên thực tế, Nhật Bản có một câu ngạn ngữ khá hay rằng mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình 3 khuôn mặt: Một khuôn mặt với gia đình họ, một gương mặt với người họ yêu và một gương mặt họ chỉ thể hiện với bản thân họ.

Có lẽ chính ba gương mặt này cũng là những khuôn mặt ‘giả trân’ mà mỗi người thường đeo cho mình.

Làm thế nào để đối phó với người ‘giả trân’

Nếu theo hàm nghĩa vui vui thì ‘giả trân’ chỉ là câu cửa miệng của nhiều người nhằm tăng tương tác cũng như ‘cà khịa’ mang tính vui vẻ.

hinh-anh-gia-tran
Cách tốt nhất để đối phó những người ‘giả trân’ hay giả tạo chính là gạt bỏ họ ra khỏi cuộc sống của bạn.

Nhưng nếu hiểu sâu hơn theo ý nghĩa giả tạo thì đây lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đối diện với những người giả tạo, bạn sẽ dùng cách gì để đối phó?

Gạt bỏ những người ‘giả trân’ ra khỏi cuộc sống của bạn

Một trong những cách rõ ràng và nhanh nhất nhằm đối phó với chúng chính là gạt bỏ ra khỏi cuộc sống của bạn và không cần bận tâm đến chúng nữa.

Nếu bạn đã cảm thấy không còn lòng tin nơi họ thì không cần thiết phải cố gắng tự làm khổ mình.

Hãy cho họ biết bạn không dễ bị lừa bởi ‘gương mặt giả trân’ của họ và bạn muốn sống cuộc sống ‘trong sạch’ hơn.

Bỏ qua những lời nói ‘giả trân’

Một cách khác bạn có thể làm chính là bỏ qua lời nói của họ và điều chỉnh chúng.

Bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể hoàn tòan cắt đứt một mối quan hệ vì đó có thể là người thân yêu của bạn, đồng nghiệp của bạn.

gia-tran-la-gi-anh-thumb
Bỏ qua những lời nói giả trân và chọn cách sống chung với nó sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ hơn.

Chính vì thế, cách lựa chọn tốt nhất chính là bạn nên duy trì mối quan hệ xã giao bằng việc mỉm cười, gật đầu để giúp họ ‘tăng thêm năng lượng’ giả trân nhưng việc của bạn là nghe tai này và cho sang tai kia.

Hy vọng rằng với những thông tin mà Bloganh.net cung cấp, bạn đã phần nào hiểu được ‘giả trân’ có ý nghĩa gì cũng như nguồn gốc xuất hiện của trào lưu này.

5/5 - (1 bình chọn)